20 Th5

Chướng bụng, đầy hơi là những triệu chứng về đường tiêu hóa. Tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh trong ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chướng bụng đầy hơi. Nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:

Bị chướng bụng đầy hơi do hệ tiêu hóa kém:  Khi hệ tiêu hóa kém sẽ làm rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cản trở quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày gây ra ứ đọng, lên men và sinh hơi.

Bụng đầy hơi do chế độ ăn uống:  Ăn nhiều chất tinh bột trong khi cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết. Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng (khi uống nước dễ nuốt cả hơi vào dạ dày). Dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Ăn nhiều đồ cay, nóng, dầu mỡ nhiều…được coi là yếu tố cơ bản làm cho bạn bị đầy hơi trong bụng.

Bị chướng bụng, đầy hơi do các bệnh thuộc đường tiêu hóa:  Bệnh về dạ dày (viêm, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày…). Bệnh viêm đại tràng co thắt (hội chứng viêm đại tràng kích thích). Bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng bởi vi khuẩn lên men tinh bột tồn tại lâu ngày trong lòng đại tràng. Do ứ phân lâu ngày như trong bệnh táo bón hoặc sau một số phẫu thuật về đường tiêu hóa như phẫu thuật dạ dày, đại tràng…

Bị chướng bụng, đầy hơi do các yếu tố về tâm lý: những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress, thức khuya cũng có thể gây đầy hơi, trướng bụng.

Chướng bụng, đầy hơi thường có những biểu hiện sau:

– Căng bụng cả khi đói lẫn khi no, không cảm nhận được vị ngon của thức ăn dẫn đến chán ăn, bỏ ăn thường xuyên.

– Cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị và vùng ngực: cụ thể là bị tức hoặc hơi đau ở bụng trên, cơn khó chịu này có thể lan tỏa lên ngực. Bệnh nhân có cảm tưởng hơi lên tới ngực rồi nhưng không ợ ra được.

– Ợ hơi nhiều lần: phần hơi sinh ra trong quá trình tiêu hóa nếu không thoát qua đường hậu môn thì phần hơi này gây áp lực khiến cơ thắt thực quản bị giãn và đẩy ngược chúng qua đường miệng.

– Hay có cảm giác buồn nôn nếu phần hơi bị nghẹn ở họng, ngực hoặc thức ăn tồn đọng quá lâu.

– Có biểu hiện hiện khó tiêu, thức ăn ở lâu trong dạ dày khiến bệnh nhân ít khi cảm thấy đói bụng. Đi trung tiện nhiều lần trong ngày.

Bị chướng bụng, đầy hơi nên làm gì?

– Người bệnh cần thiết phải đi khám để tìm ra nguyên nhân. Thay đổi thói quen ăn uống, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá no, không nuốt vội, tránh những món ăn có khả năng gây đầy hơi.

– Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn chua, cay, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá. Ăn nhiều rau xanh như rau cải, xà lách, rau dền, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc. Ưu tiên tỏi và một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê sau những bữa ăn nhiều đạm. Vệ sinh răng miệng hàng ngày tránh để bám các chất cặn bã ở chân răng, trong khoang miệng. Uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, giúp tống các độc tố gây tiêu hóa kém ra khỏi cơ thể. Đối với người bị ợ nóng hoặc trào ngược axit, để tránh các áp lực cho dạ dày nên chia bữa ăn thành 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày. Hạn chế nói chuyện khi ăn.

– Ngoài bữa ăn có thể dùng tay xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày.

– Có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn và loại bỏ stress

– Ngoài ra sử dụng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên an toàn để hỗ trợ điều trị chướng bụng, đầy hơi cũng là một việc nên làm.

smarto - hết lo dạ dày

Smarto có tác dụng táo thấp, hành khí, kiện tỳ, hòa vị. Dùng cho người có các chứng bụng đầy trướng, khó tiêu, ăn ít, không có cảm giác đói, buồn nôn, ợ hơi nuốt chua, mỏi mệt lười biếng, thích nằm, người nặng nề mỏi mệt, đại tiện lỏng loãng, rêu lưỡi trắng nhờn mà dày, mạch hoãn. Người bị hội trứng ruột kích thích, viêm dạ dày mãn tính.

Để lại bình luận