14 Th3

NỘI DUNG

·       Khái quát về sản phẩm An cung ngưu hoàng hoàn.
·       Kết quả nghiên cứu tác dụng thực nghiệm của An cung ngưu hoàn hoàn trên chuột.
·       Kết quả nghiên cứu lâm sàng An cung ngưu hoàng hoàn điều trị 63 trường hợp xuất huyết não
·       Kết quả nghiên cứu lâm sàng An cung ngưu hoàng hoàn điều trị 18  trường hợp nhồi máu diện rộng kèm sốt cao.
·       Nghiên cứu độc tính cấp và đánh giá hiệu quả điều trị đột quỵ do nhồi máu não của viên An cung ngưu hoàng hoàn.

KHÁI QUÁT VỀ AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN
An cung ngưu hoàng hoàn là thuốc cấp cứu đông y truyền thống, phương thuốc do danh y Ngô  Cúc Thông, đời Thanh (Trung Quốc) sáng chế, được ghi trong sách:“ Ôn bệnh điều biện”. An cung ngưu hoàng sử dụng cho bệnh nhân bị xuất huyết não, bị liệt, kèm theo sốt cao hôn mê; ngoài ra còn sử dụng rộng rãi cho trường hợp cấp cứu nhận thức khó khăn do não bị tổn thương, trẻ em bị viêm phổi nặng, sốt cao ngất xỉu… có kèm theo các hiện tượng sốt cao, hôn mê, co giật. Vì vậy, được mệnh danh là một trong “Ôn bệnh tam bảo”, từ cổ đến nay có tiếng thơm là “Cấp cứu nhanh, cứu nguy trong chốc lát”.
THÀNH PHẦN THUỐC
Mỗi viên hoàn mềm 3g chứa:
Ngưu hoàng nuôi cấy (Vitro cultural calculus bovis)                  166.67 mg
Bột sừng trâu cô đặc (Pulvis Cornus Bubali Concentratus)         333.33 mg
Xạ hương (Moschus)                                                               41.67 mg
Trân châu (Margarita)                                                              83.33 mg
Chu sa (Cinnabaris)                                                                166.67 mg
Hùng hoàng (Realgar)                                                             166.67 mg
Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)                                                 166.67 mg
Hoàng cầm (Radix Scutellariae)                                                166.67 mg
Chi tử (Fructus Gardeniae)                                                       166.67 mg
Uất kim (Radix Curcumae)                                                       166.67 mg
Băng phiến (Borneolum syntheticum)                                          41.67 mg
Tá dược: Mật ong tinh luyện vừa đủ 01 viên.
PHÂN TÍCH PHƯƠNG THUỐC
1. Quân: Ngưu hoàng, xạ hương
–        Ngưu hoàng: vị đắng ngọt, tính mát, mùi vị thơm, có công hiệu thanh tâm giải độc, khoát đàm khai khiếu.
–        Xạ hương: tân tán ôn thông, đi vào 12 kinh, mạnh về khai khiếu tỉnh thần, là vị thuốc hàng đầu để khai khiếu.
Phối hợp xạ hương với ngưu hoàng đã làm nổi bật đặc tính thanh nhiệt giải độc, khai khiếu của An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, thể hiện mục đích thanh tâm khai khiếu. Về mặt dược tính, ngưu hoàng với xạ hương một ôn, một lương, tương phản tương thành, trong phần lớn các vị thuốc đắng hàn, xạ hương không những không làm tăng thêm nhiệt, mà ngược lại nó càng thể hiện nổi bật mục đích chính là thanh tâm giải độc, là một đặc điểm lớn của An Cung Ngưu Hoàng Hoàn.
2. Thần: Sừng trâu, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử, uất kim, băng phiến
–        Bột cô đặc sừng trâu: thanh tâm lương huyết giải độc.
–        Hoàng liên, hoàng cầm, chi tử: vị đắng, hàn, thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc giúp cho ngưu hoàng giữ việc thanh hỏa của tâm bào
–        Uất kim: lý khí thư can.
–        Băng phiến: hương thơm khai khiếu.
Bốn vị thuốc sừng trâu, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử giúp ngưu hoàng thanh nhiệt tâm bào.
Uất kim, băng phiến tăng hiệu quả khai khiếu tỉnh thần của xạ hương.
3. Tá: Chu sa, trân châu, hùng hoàng
–        Chu sa, trân châu: trấn tâm an thần, trừ phiền táo bất an.
–        Hùng hoàng: giải độc tránh tà.
Ba loại phụ tá cho quân dược tăng cường tác dụng trấn tĩnh, định kinh, an thần.
4. Sứ: Mật ong: hòa vị điều trung
CHỦ TRỊ
–        Các chứng  sốt cao do phong ôn, xuân ôn, thử ôn gây ra; nhiệt nhập tâm bào, bốc hỏa, hôn mê nói nhảm, hay líu lưỡi, tay chân co quắp.( Viêm não, viêm màng não, sốt cao trong nhiễm độc)
–        Trúng phong đàm tắc, đột ngột hôn mê, mặt đỏ thở dốc, méo mắt méo mồm.(Tai biến mạch máu não)
–        Trẻ nhỏ ngoại cảm, nhiệt cực sinh phong, phong đàm bốc lên; sốt cao bồn chồn, cổ khò khè, mê sảng, hôn mê co giật.( Viêm não, sốt cao co giật)
ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
1.      An cung ngưu hoàng hoàn được dùng chủ yếu để điều trị tai biến mạch máu não  (trúng phong, bán thân bất toại, miệng méo xệch, đờm dãi lấp chặt cổ họng, thở khò khè)
2.      An cung ngưu hoàng hoàn để thanh nhiệt khai khiếu khu đàm, đối với những bệnh nhân nhiễm độc nặng, sốt cao, hôn mê, co giật như: Viêm màng não, Viêm não, lỵ trực trùngnhiễm độc, viêm phổi nhiễm độc, có tác dụng tốt kèm với các biểu hiện nguy hiểm như sốt cao, hôn mê, co giật…
3.      Dùng cấp cứu cho các trường hợp ý thức bị trở ngại, trẻ viêm phổi nặng, kèm với các triệu chứng như sốt cao, hôn mê, co giật
4.      An cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng phòng và trị bệnh gan bị tổn thương do độc tố virus, tác dụng bảo vệ gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, điều trị hôn mê do gan.
5.      Phục hồi di chứng tai biến mạch máu não :
+ Không nói, nói ngọng, nghe nhưng không hiểu, nghe hiểu nhưng không nói được.
+ Đái ỉa không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
LIỀU LƯỢNG, CÁCH DÙNG
Dùng đường uống:
–        Người lớn : ngày dùng 1-2 viên x 3- 7 ngày, tùy tình trạng bệnh tật.
–        Trẻ em dưới 5 tuổi ngày dùng 1/3. Trẻ từ 6 tuổi – 15 tuổi, dùng ½ viên/ngày.
Nếu bệnh nhân hôn mê: cho uống qua ống sond dạ dày.
Nếu bệnh nhân tỉnh cho uống từng thìa  nhỏ.
Chú ý: Bệnh nhân  không được nhai, ngậm nuốt vì dễ sặc, nghẹn dẫn tới tử vong.
Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
CHỐNG CHỈ ĐỊNHPhụ nữ có thai và cho con bú.
THẬN TRỌNG: Thận trọng với người suy thận.
TÁC DỤNG PHỤ: Không
BẢO QUẢN: Nơi khô mát, tránh ánh sáng
TIÊU CHUẨN: CP 2005
HẠN DÙNG: 2 năm kể từ ngày sản xuất.

PHỐI HỢP VỚI THUỐC TÂY Y
Trong điều trị, vẫn có thể kết hợp An cung ngưu hoàng hoàn với các thuốc Tây y theo chỉ định của thầy thuốc. Chỉ lưu ý là nên dùng cách xa hai loại thuốc An cung ngưu hoàng hoàn và thuốc Tây y khoảng thời gian 30 – 60 phút để tránh tương tác giữa các thuốc.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não có nhiều nguyên nhân gây ra như cao huyết áp, huyết áp thấp, vữa xơ động mạch. Đông y gọi căn bệnh này là trúng phong, thốt trúng. Bệnh nhân bị đột qụy thường có tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao. Cấp cứu và điều trị đột quỵ là một vấn đề không đơn giản, và rất khó tiên lượng.
An cung Ngưu hoàng hoàn được dùng cấp cứu và điều trị đột quỵ, các chứng bệnh như: trúng phong, bán thân bất toại, miệng mắt méo xệch, đờm dãi lấp chặt cổ họng, suyễn thở (thở khò khè)…
Nguyên tắc điều trị đột quỵ
1. Xử lý cấp cứu càng nhanh càng tốt để ngăn chặn cơn đột quị. Việc cấp cứu sớm có ý nghĩa rất quan trọng, do trong vài giờ đầu mới xảy ra đột quị thường có nhiều biến chứng đe dọa tính mạng BN nhưng có thể phòng ngừa hay điều trị được
2. An thần: tức là làm giảm hưng phấn các tế bào não, từ đó làm giảm lượng oxy tiêu thụ
3. Khai khiếu thông mạch: làm cho các mạch máu não thư dãn, dãn ra cục máu đông thoát đi được, có một số bệnh viện trên thế giới dùng biện pháp nong mạch hoặc giải phẫu
4. Hoạt huyết tiêu ứ: Dùng thuốc hoạt huyết tiêu ứ để tiêu trừ những huyết khối, những mảng xơ vữa trong cơ thể.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG THỰC NGHIỆM CỦA AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN TRÊN CHUỘT.
Theo dược học cổ truyền, An cung ngưu hoàng hoàn có công dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu, trừ  đàm; chuyên trị ôn nhiệt bệnh, nhiệt tà nội hãm tâm bào, đàm nhiệt ủng bế tâm khiếu dẫn đến sốt cao phiền táo, thần hôn thiềm ngữ (hôn mê, rối loạn ngôn ngữ) hoặc thiệt kiển chi quyết (lưỡi rụt, tay chân giá lạnh), trúng phong khiếu bế, tiểu nhi kinh quyết thuộc đàm nhiệt nội bế…
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy:An cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng:
1. An thần:Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, khi cho uống hoặc tiêm An cung ngưu hoàng hoàn vào ổ bụng chuột, đều làm chúng giảm thiểu hoạt động tự chủ, xuất hiện hiện tượng yên tĩnh, tăng tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương và kéo dài thời gian gây ngủ của phenobarbital và pentothal. Thuốc còn chống tác dụng hưng phấn và gây co giật của amphetamin, làm giảm tỷ lệ tử vong:
2. Hồi tỉnh:khi tiêm vào ổ bụng của chuột bạch 0,8 – 1ml Thanh khai chú xạ dịch, một chế phẩm của An cung ngưu hoàng hoàn, liên tục trong năm ngày, nhận thấy hoạt tính của acetylcholin esterase trong nhân lục (locus cerulerus) gia tăng, chứng tỏ hoạt tính của acetylcholin trong nhân lục có thể kích phát hoạt tính của catecholamine trong các neuron, làm hồi phục công năng hướng tâm của cấu trúc lưới trong chất não, từ đó đạt được tác dụng hồi tỉnh. Nghiên cứu thực nghiệm cũng thấy tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi tác động bất lợi của carbon tetrachloride, làm hồi tỉnh hôn mê khi gan nhiễm độc.
3. Giải nhiệt:kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh thuốc làm hạ thấp thân nhiệt của thỏ được gây sốt bằng độc tố của vi khuẩn, tác dụng kéo dài từ 5 – 6 giờ, so với nhóm chứng có sự khác biệt rõ rệt. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh tác dụng giảm nhiệt của thuốc trong các trường hợp sốt do tiêm vắcxin.
4. Chống viêm:trên mô hình gây viêm tai chuột bằng dinathylbenzene, thuốc tỏ ra có tác dụng ức chế rõ rệt quá trình viêm. Thuốc còn có tác dụng kích thích khả năng thực bào của đại thực bào, làm tăng chỉ số và tỷ lệ % thực bào, làm đại thực bào to ra và gia tăng số lượng các túi thực bào.
5. Tác dụng trên hệ tim mạch:theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm, thuốc có tác dụng làm hạ huyết áp trên động vật thí nghiệm từ 5,4 – 7,5kPa. Trên tim thỏ cô lập, thuốc có khả năng ức chế sức co bóp cơ tim và làm giảm tần số tim. Trên chó gây mê, thuốc làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp nhưng lưu lượng động mạch vành và sức bóp cơ tim lại tăng. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm giảm lượng oxy tiêu thụ cơ tim, kéo dài thời gian sống của động vật thí nghiệm trong điều kiện thiếu oxy.

Để lại bình luận